Hàng nghìn cơ hội du học Đài Loan miễn phí ngành chip, bán dẫn cho người Việt
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết tâm chấn của trận động đất mới nhất cách Lobuche (Nepal) khoảng 92 km, dọc theo biên giới cao nguyên với Tây Tạng thuộc Trung Quốc, Reuters đưa tin hôm 7.1.Dữ liệu của USGS cũng ghi nhận núi Everest, ngọn núi cao nhất thế giới, đồng thời xảy ra chấn động cường độ 4,5 độ Richter. Hiện vẫn chưa thể xác nhận có người đang leo núi Everest vào thời điểm động đất xảy ra hay không.Về phần mình, Trung tâm Các mạng lưới Động đất của Trung Quốc ghi nhận động đất 6,8 độ Richter gần một trong những thành phố linh thiêng nhất của Tây Tạng, gây thiệt hại nhiều nhà cửa xung quanh thành phố Shigatse và khiến mọi người phải tháo chạy ra khỏi nhà ở Nepal và Ấn Độ.Trung tâm Trung Quốc cho biết cơn địa chấn xảy ra vào 8 giờ 05 sáng 7.1 (giờ Việt Nam), với tâm chấn ở độ sâu 10 km.Ảnh hưởng của động đất lan đến Kathmandu, thủ đô Nepal cách đó 400 km.Bang miền bắc Ấn Độ là Bihar, giáp Nepal, cũng cảm thấy ảnh hưởng của địa chấn. Nhiều người lao khỏi nhà và các căn hộ để đến những nơi thoáng.Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin thương vong được loan báo. Tuy nhiên, động đất 6,8 độ Richter hoặc 7,1 độ Richter đều có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người và của.Nghĩa tình miền Tây: Về 'vương quốc' gạch Mang Thít
- Ba: Khoa Toán – Tin học
TP.HCM tư vấn việc làm miễn phí tại bến xe
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sáng 2.2 (mùng 5 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), nhiều người dân ở Hà Tĩnh đứng dọc hai bên QL1A đón xe rời quê, trở lại các tỉnh, thành làm việc.Khu vực người dân đứng đợi xe nhiều nhất là tại các ngã ba, ngã tư và cây xăng. Tại đây, nhiều người với lỉnh kỉnh đồ đạc, ngồi vạ vật chờ xe đến đón. Mặc dù không được phép đón khách dọc đường, song do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao sau Tết nên nhiều nhà xe vẫn bất chấp quy định để đón khách. Ngồi trước cây xăng nằm bên QL1A ở xã Thạch Long (H.Thạch Hà, Hà Tĩnh), ông Nguyễn Văn Ba (45 tuổi, ngụ tại xã Thạch Châu, H.Thạch Hà) cùng con trai khoảng 10 tuổi tỏ ra khá mệt mỏi khi chờ đợi cả tiếng đồng hồ nhưng xe khách đã đặt vé từ trước vẫn chưa tới đón. "Gia đình tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk. Năm nay, chỉ có tôi và con trai về quê ăn Tết. Khi bắt xe về quê, tôi đã đặt luôn vé khứ hồi nhằm tránh tình trạng không có xe để rời quê sau Tết. Giá vé đi lại ngày Tết cũng tăng hơn gấp đôi, ngày thường tôi đi chỉ có 600.000 đồng/vé thì giờ tăng lên 1,5 triệu đồng. Dù giá vé tăng cao nhưng tôi vẫn chấp nhận để kịp quay trở lại nơi làm việc", anh Ba nói.Ngoài bố con anh Ba, tại khu vực cây xăng ở xã Thạch Long cũng có rất nhiều người với đồ đạc lỉnh kỉnh ngồi chờ xe khách tới đón để trở lại các tỉnh, thành phía nam làm việc, học tập sau kỳ nghỉ Tết.Do lưu lượng phương tiện tăng cao sau Tết nên các xe di chuyển theo hướng Bắc - Nam qua Hà Tĩnh khá chậm, đây cũng là nguyên nhân khiến các xe khách không đúng giờ hẹn đến địa điểm đón khách.Ở chiều ngược lại, lượng người dân đứng đợi bắt xe dọc đường rời quê trở lại các tỉnh, thành phía bắc sau Tết có phần ít hơn. Lưu lượng phương tiện đi lại ở chiều này cũng ít hơn nên đường thông suốt, không bị ách tắc cục bộ.
Sáng 29.1 (mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), hai cửa khẩu quốc tế tại Quảng Trị là La Lay (H.Đakrông) và Lao Bảo (H.Hướng Hóa) đã có những chuyến hàng đầu tiên được thông quan.Tại Cửa khẩu quốc tế La Lay, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hoàng Dũng Quảng Trị (trụ sở tại P.Đông Lương, TP.Đông Hà) đã đến làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng gỗ các loại. Lô hàng gỗ này có kim ngạch 156.385,7 USD và số thuế thu nộp ngân sách nhà nước trên 300 triệu đồng.Kết quả từ đầu năm đến ngày 28.1 (29 Tết Âm lịch), Chi cục Hải quan Cửa khẩu La Lay đã thực hiện thủ tục hải quan cho 7.130 lượt phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, 19.221 lượt hành khách xuất nhập cảnh, 240 tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu với kim ngạch đạt 17,26 triệu USD, số thu nộp ngân sách nhà nước đạt 34,78 tỉ đồng.Tại Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lao Bảo đã làm thủ tục thông quan đầu tiên là mặt hàng đường của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Tuấn DTT có địa chỉ ở khóm Tây Chín (TT.Lao Bảo). Lô hàng này có 240 tấn đường nhập khẩu, thuế thu được hơn 380 triệu đồng.Lãnh đạo Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lao Bảo cho biết, những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, lực lượng hải quan ở cửa khẩu này làm việc bình thường. Các phương tiện và người qua lại đều được giải quyết các thủ tục theo đúng quy định.
Cứu sống kịp thời khách nước ngoài du lịch xuyên Việt bị hôn mê trong khách sạn
Đến hẹn lại lên, vừa qua rằm tháng chạp, nhóm cơm 1.000 đồng ở Q.10 (TP.HCM) lại cùng nhau quây quần gói bánh chưng tặng bệnh nhân nghèo và người khó khăn ăn tết.Trong tiếng nhạc xuân rộn ràng, mỗi người một công đoạn, người cũ hướng dẫn người mới, tiếng cười nói rôm rả cả khu hẻm nhỏ.8 năm qua, nhóm cơm 1.000 đồng đều đặn chuẩn bị những phần cơm đầy ắp kèm các phần nhu yếu phẩm phát cho bệnh nhân phải điều trị dài ngày cùng người mưu sinh bám lấy đường phố.Từ vài thành viên chủ chốt, số thành viên nhóm nay lên hơn 50 người. Những dịp gói bánh chưng, ngoài gương mặt quen thuộc, có thêm nhiều người trong xóm, sinh viên... cùng góp sức.Từ 8 giờ sáng, nhóm kê 3 chiếc bàn, bày biện lá dong xanh mướt, thịt ba rọi ướp sẵn, nếp, đậu đã ngâm... đứng chỉ nhau cách gói. Vừa làm, mọi người vừa kể nhau nghe những câu chuyện cười làm không khí càng thêm hứng khởi.Ông Đoàn Đức Tuệ (59 tuổi) - người năm nào cũng có mặt trong các buổi gói bánh chưng cho hay, ở đây, mỗi người một công việc: người lau lá, người vo gạo, người làm bánh, người cột... theo thứ tự quy trình để mỗi chiếc bánh làm ra vuông vức, đều tăm tắp."Tôi thấy nhóm cơm 1.000 đồng rất nhân văn, giúp bệnh nhân đỡ áp lực hơn với chi phí cho một số bữa ăn. Riêng ngày tết, có chiếc bánh chưng thì mọi người sẽ cảm nhận được không khí tết hơn", ông chia sẻ.Lần đầu đến gói bánh chưng, chị Đoàn Khánh Linh (26 tuổi) cùng em gái là Đoàn Ngọc Nương (22 tuổi) hào hứng đến mất ngủ. Không giống với tưởng tượng, hai chị em gái quê Lâm Đồng bị "ngộp" vì sự nhiệt huyết, thân thiện của những anh, chị, cô, chú trong nhóm.Chị Nương cười tươi nói: "Đây là lần đầu tiên được gói bánh chưng, cũng là cơ hội tốt để em có thể góp một chút xíu xìu xiu tinh thần cùng các anh chị để mang niềm vui cho các hoàn cảnh khó khăn".Nhóm cơm 1.000 đồng năm nay gói khoảng 1.000 bánh chưng trong 3 ngày: 17, 19 và 20 tháng chạp. Chi phí vật liệu mỗi bánh dao động từ 50.000 - 60.000 đồng. Người góp của, người góp công, 1.000 chiếc bánh sau khi nấu xong, ép ráo nước sẽ được nhóm gửi tận tay bệnh nhân đang điều trị tại BV Trưng Vương và người bán vé số, thu mua ve chai quanh Q.10.Theo ông Vũ Quang Thức (55 tuổi, trưởng nhóm cơm 1.000 đồng): "Làm bánh chưng 0 đồng đã thành truyền thống của nhóm. Chúng tôi nỗ lực mang niềm vui cho mọi người trong ngày xuân sắp tới, không gì hay hơn là cái bánh chưng. Khi nhắc đến bánh chưng ai cũng có nỗi niềm, nôn nao, hào hứng. Chúng tôi làm trong hẻm, ai đi qua cũng nhìn với ánh mắt trìu mến, tôi cảm thấy vui lắm, đó là sẻ chia".Là "chủ xị", bà Ngọc Mai (53 tuổi, vợ ông Thức) đã phải rục rịch chuẩn bị lá, dây lạt, nếp, đậu... từ nửa tháng trước. Đêm trước ngày tập trung, bà Mai cũng là ngâm nếp, chuẩn bị dụng cụ để mọi người bắt tay ngay vào việc từ sáng hôm sau.Việc "bao đồng", nhưng các thành viên của nhóm ai cũng hối hả chung tay mang tết ấm no, hạnh phúc đến mọi người. Có người hàng xóm thấy không khí tươi vui đã tài trợ bữa ăn trưa, ăn xế để tiếp sức; người chạy xe ngang qua tò mò dừng lại hỏi, biết ý nghĩa chương trình, gửi nhóm chút chi phí để góp thêm vài chiếc bánh chưng.